Tại sao mang thai mà vẫn có kinh
Thông thường thì những chị em đang mang thai sẽ không có kinh nguyệt mới đúng, nhưng tại sao có một vài trường hợp mang thai vẫn có kinh. Để giải đáp câu hỏi này chị em hãy đọc ngay bài viết sau đây:

Vì sao lại có kinh nguyệt khi mang thai?
Các chuyên gia khẳng định rằng không thể nào xảy ra hiện tượng có kinh nguyệt trong thời gian mang thai. Dựa theo y học, sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ sản sinh ra hormone mang thai. Ngay lập tức, chu kỳ kinh nguyệt sẽ biến mất tạm thời trong khoảng thời gian thai nhi nằm trong bụng mẹ, và có thể kéo dài suốt thời gian mẹ cho con bú do sự thay đổi hormone.

Thực tế, có kinh nguyệt khi mang thai chỉ là sự nhầm lẫn giữa các triệu chứng khác trong thai kỳ
Đối với hiện tượng ra máu lúc này, có thể đó là máu báo thai nếu mẹ mang thai những tuần đầu tiên. Đây là một trong những dấu hiệu có thai phổ biến nhất và chỉ kéo dài 1 – 2 ngày rồi kết thúc. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hợp tử đang làm tổ và bám vào thành tử cung. Vì có màu sắc và biểu hiện đau bụng tương tự như hành kinh, nên không ít chị em nhầm lẫn nó với máu kinh nguyệt.
Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu khi mang thai
Trong thai kỳ sẽ có ít nhất một lần mẹ bầu nhận thấy mình bị chảy máu dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, đây đều là những biểu hiện sinh lý trong thai kỳ chứ không phải hiện tượng có kinh nguyệt khi mang thai như mẹ tưởng.
Bong màng tử cung
Lớp màng trong tử cung ngày một dày hơn chính là nguyên nhân làm chị em bị rỉ máu và đau bụng lâm râm khi mới mang thai . Đối với những mẹ bầu có lượng hormone thai nghén và hormone sinh dục thấp, giai đoạn đầu thai kỳ, tử cung dễ bị bong ra và lượng máu nhất định xuất hiện. Tuy nhiên, lượng máu lúc này ít hơn rất nhiều so với lượng máu có ở những ngày “đèn đỏ” bình thường.
Phôi thai chưa ổn định khi đưa vào tử cung
Phôi thai mất từ 7 – 10 ngày để hình thành và di chuyển vào tử cung làm tổ. Nếu phôi thai đưa vào tử cung chưa ổn định và mẹ vẫn đang đến ngày “đèn đỏ” thì hiện tượng có kinh nguyệt khi mang thai là bình thường.

Nếu phôi thai chưa ổn định, chị em vẫn có thể có kinh nguyệt khi mang thai
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là biến chứng thai kỳ khi phôi thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung. Tỉ lệ thai ngoài tử cung trung bình cứ 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 – 10 trường hợp có thể bị thai ngoài tử cung.
Dấu hiệu ban đầu của hiện tượng này là trễ kinh hoặc rong huyết kéo dài. Lượng máu ra do thai ngoài tử cung thường ít, bầm đen và không đông lại nên các chị em thường nhầm lẫn mình đang có kinh nguyệt khi mang thai.
Nguy cơ dọa sảy thai
Dọa sảy thai hay động thai đều là những dấu hiệu rất nguy hiểm trong thai kỳ. Rất nhiều trường hợp bị ra máu ở những tháng đầu tiên mang thai, là báo hiệu của hiện tượng dọa sảy thai sớm rất nguy hiểm. Lúc này, chị em cần đến bác sĩ sớm nhất có thể để được siêu âm và kiểm tra tình trạng phôi thai.
Cách phân biệt máu kinh và máu báo thai
Mặc dù cùng là máu xuất hiện ở âm đạo trong thời gian rụng trứng nhưng chị em vẫn có thể phân biệt giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt bằng những đặc điểm sau:

Cần xác định rõ mẹ đang ra máu báo hay máu kinh nguyệt
- Máu kinh nguyệt: Điểm đặc trưng là màu đỏ sẫm, máu ra nhiều, ra ồ ạt và kéo dài lâu nhất là 4 – 5 ngày, càng ngày máu kinh nguyệt ra càng ít dần và kết thúc ở khoảng ngày thứ 7.
- Máu báo thai: Máu báo thai có màu đỏ tươi và không kèm dịch nhầy, ra ít và nhỏ giọt nhưng cũng kéo dài từ 3 đến 5 ngày hoặc đôi khi chỉ xuất hiện một lúc rồi hết. Lượng máu và màu máu thai ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy vào tư thế làm việc hoặc bệnh lý khiến máu thai ra nhiều và cũng có màu bất thường.
Bài viết đã giải đáp thông tin tại sao mang thai mà vẫn có kinh, hi vọng với những câu trả lời ở trên sẽ giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc của bạn. Mọi câu hỏi vui lòng [TRUY CẬP TẠI ĐÂY] để được tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan:
Top 15 bác sĩ siêu âm thai giỏi tại Hà Nội